Skip to main content

CÁC BỆNH LÝ VỀ NGÔN NGỮ

CÁC BỆNH LÝ VỀ NGÔN NGỮ

Các bệnh lý về ngôn ngữ là những rối loạn giao tiếp có thể ảnh hưởng đến trẻ em. Chúng được định nghĩa là sự chậm trễ trong các vấn đề về ngôn ngữ nói. Trẻ em gặp khó khăn trong việc hiểu và nói ngôn ngữ, trẻ gặp khó khăn trong ngôn ngữ viết hoặc cả hai.

Chậm phát triển ngôn ngữ sơ cấp: khi trẻ được 3 tuổi và không sử dụng được hai đến ba từ cùng nhau thì được coi là chậm phát triển ngôn ngữ. Trẻ em có môi trường song ngữ hoặc hai thứ tiếng hoặc đang lớn lên trong môi trường đa ngôn ngữ phải cần nhiều thời gian hơn vì  trẻ đang xử lý nhiều hơn  một ngôn ngữ. Trẻ cần thêm năm hoặc sáu tháng để xử lý các ngôn ngữ khác nhau mà mình được tiếp xúc. Cha mẹ có thể nên đưa con đến bác sĩ nhi khoa nếu trẻ thuộc nhóm chậm phát triển ngôn ngữ. Bác sĩ nhi khoa có thể tư vấn cho cha mẹ hoặc giới thiệu họ đến một bác sĩ chuyên khoa về âm ngữ trị liệu.

Nguyên nhân: có nhiều lý do cho sự chậm phát triển ngôn ngữ sơ cấp

Lý do có thể không thuộc về thể chất hay thần kinh mà chỉ là vấn đề thời điểm, thời gian của mỗi trẻ có thể khác nhau. Quan sát là chìa khóa để tìm hiểu xem một đứa trẻ có cần thêm thời gian hay không, trao đổi với cha mẹ là cần thiết để họ thấu hiểu con họ hơn.

Trẻ không được tạo đủ cơ hội để thấu hiểu bản thân mình. Ví dụ như cha mẹ quá độc đoán, liên tục nói thay trẻ và cho trẻ mọi thứ mà không để trẻ có cơ hội bộc lộ ra nhu cầu của mình. Ngoài ra, nếu cha mẹ không cho trẻ lựa chọn và cho rằng họ biết rõ con mình cần gì hoặc muốn gì, trẻ sẽ không phải trải qua quá trình ra quyết định cũng như không có cơ hội để bày tỏ nhu cầu của mình.

Nếu một đứa trẻ có anh chị em lớn hơn và họ thường nói thay cho trẻ thay vì để trẻ tự nói. Đó chính là vấn đề bởi vì việc nói thay đã được thực hiện thay vì để trẻ cố gắng nói.

Những đứa trẻ trong các cơ sở như trại trẻ mồ côi, bệnh viện hoặc sống tách biệt lập nơi không có ai nói chuyện trực tiếp quá lâu và không có sự tương tác một – một với ai, cũng như không có các cuộc trò chuyện diễn ra xung quanh trẻ, điều này có thể mất nhiều thời gian hơn để tiếp thu ngôn ngữ so với những  trẻ lớn lên trong môi trường ngôn ngữ phong phú.

  • Các vấn đề về bộ máy phát âm: 

Ngôn ngữ của con người có những âm thanh đặc trưng cho nền văn hóa của mỗi người. Có một số âm thanh khó tạo ra hơn đối với những người không được nuôi dưỡng trong cùng một nền văn hóa. Ví dụ: người Nhật không thể phát âm chữ “l” họ phát âm “l” thành âm “r” ví dụ như “ law” họ phát âm thành “raw”… trẻ em khắc phục được những vấn đề về phát âm này khi được tiếp xúc với những từ có âm thanh chính xác được sử dụng trong một nền văn hóa cụ thể thông qua trải nghiệm và thực hành các vấn đề về phát âm có thể được giải quyết.

Nhiễm trùng tai có thể gây ra các vấn đề về phát âm. Trẻ không nghe rõ âm thanh trẻ có thể gặp vấn đề về phát âm.

Người lớn nói hoặc phát âm có rõ ràng cho trẻ em cũng là một lợi ích. Người lớn là học cụ ngôn ngữ đóng vai trò làm gương cho trẻ em về cách nói chuyện cũng như cách diễn đạt bằng lời nói.

  • Trẻ mới biết đi lặp lại và tiếp thu từ vựng từ chính môi trường của mình. Khi trẻ 2,5 tuổi trẻ sẽ có sự bùng nổ về ngôn ngữ, cách phát âm của trẻ lúc này có thể không nhất thiết phải chính xác. Trẻ cần có thời gian nhiều hơn để trẻ học cách trau chuốt cách phát âm các từ, điều quan trọng là phải cần thận và  không phán xét cũng như không nhận xét về những vấn đề phát âm của chúng. Sự khắc phục có thể thực hiện cho trẻ với sự giúp đỡ của các nhà âm ngữ trị liệu. Quan sát quan trọng hơn là cách ta đưa ra kết luận về bất cứ đứa trẻ nào.
  • Nói ngọng cũng là một vấn đề về phát âm, điều này thường xảy ra với các âm như “S” và “R”. Việc tao ra âm thanh này là một thách thức đối với trẻ và phải mất nhiều thời gian hơn để vượt qua. Sự can thiệp sớm có thể giúp ích mặc dù không phải ai nói ngọng cũng có thể khắc phục được.
  • Bệnh lý ngôn ngữ nói thuộc về tâm lý cảm xúc, có hai loại bệnh lý ngôn ngữ nói thường thấy đó là: nói lắp và im lặng có chọn lọc

+ Nói lắp: đây là chứng rối loạn ngôn ngữ liên quan đến các vấn đề về sự lưu loát và trôi chảy khi nói. Nó có thể gây ra bởi một số yếu tố bao gồm di truyền, môi trường, cấu trúc và chức năng của não. Nói lắp là sự lặp đi lặp lại trong việc phát âm liên quan đến phần đầu, phần giữa hoặc phần cuối của một trong hai từ hoặc câu. Những người nói lắp không có khả năng nói trôi chảy và thường có khuôn mẫu riêng của họ. Nói lắp phổ biến ở bé trai gấp 3 lần so với bé gái. Trẻ 2 tuổi có xu hướng nói lắp mặc dù điều quan trọng cần lưu ý là trẻ ở độ tuổi này có thể có quá nhiều từ muốn diễn đạt và trẻ chưa có khả năng bật ra từ đủ nhanh. Điều quan trọng là phải kiên nhẫn với trẻ, cho trẻ không gian và nhiều cơ hội để nói ra cho đến khi trẻ bắt đầu nói trôi chảy một cách tự nhiên. Ca hát là một cách tốt để sử dụng với trẻ nói lắp.

Nói lắp có thể trở thành một vấn đề cảm xúc hoặc tâm lý nếu người lớn hoặc những đứa trẻ khác coi trẻ nói lắp là một vấn đề. Cười cợt hay nhận xét trẻ nói lắp hoặc bắt chước trẻ nói lắp có thể gây ra cảm xúc tổn thương và xấu hổ, trẻ có thể thu mình lại hoặc chịu sự tổn thương sâu sắc và tật nói lắp sẽ trở thành một vấn đề thuộc cảm xúc. Hầu hết trẻ nói lắp đều có thể khắc phục được, trẻ mới biết đi có thể vượt qua điều đó. Nói lắp có thể xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn rồi biến mất. Nếu tình trạng nói lắp vẫn tiếp diễn trong “Ngôi nhà trẻ thơ” thì chúng ta cần hỏi ý kiến các chuyên gia và bác sĩ âm ngữ trị liệu.

Im lặng có chọn lọc: xảy ra khi một đứa trẻ không muốn nói chuyện với một người cụ thể hoặc trong một nhóm xã hội cụ thể. Những đứa trẻ thuộc nhóm này có thể nói chuyện nhưng chọn không nói chuyện trong một số tình huống nhất định hoặc chúng có thể im lặng hoàn toàn. Đó được định nghĩa là một chứng rối loạn lo âu nghiêm trọng, trong đó một người không thể nói chuyện trong một số tình huống xã hội nhất định, với các bạn cùng lớp trong trường hoặc với những người bạn mà họ không thường xuyên gặp. Thường bắt đầu trong thời thơ ấu và có thể tồn tại trong thời kỳ trưởng thành. Bà Maya Angelou – nhà thơ, tác giả viết hồi ký, diễn viên người Mỹ. Bà cũng là nhân vật quan trọng trong phong trào đấu tranh chống phân biệt chủng tộc và vì công bằng xã hội mắc chứng im lặng có chọn lọc khi còn nhỏ do chấn thương. Sự im lặng có chọn lọc này xảy ra do các vấn đề về môi trường xã hội gây ra sự lo lắng ở một đứa trẻ. Nếu một đứa trẻ mới biết đi thì không nói gì,người lớn phải tôn trọng trẻ và để cho trẻ được như vậy, không cần phải nói gì cả. Khi trẻ mới đến trường người giáo viên cần nói chuyện riêng với cha mẹ của trẻ và hỏi xem tình trạng sử dụng ngôn ngữ của trẻ ở nhà thế nào. Và khi trẻ ổn định tâm lý trong môi trường trẻ bắt đầu nói. Ta cho trẻ đủ không gian và thời gian để bộc lộ những gì trẻ cần nói một cách tự nhiên. Mối quan hệ được tạo ra giữa đứa trẻ và người lớn có thể mở đường cho một cuộc trò chuyện  tự nhiên. Im lặng có chọn lọc càng kéo dài càng khó vượt qua. Có thể kéo dài đến tuổi vị thành niên và tuổi trưởng thành. Người sử dụng phương pháp im lặng có chọn lọc vì chấn thương hoặc nỗi đau sâu sắc do những người xung quanh gây ra.

+ Các vấn đề ngôn ngữ thuộc về hệ thần kinh: Có 2 loại vấn đề ngôn ngữ nói nguyên do thần kinh đó là mất điiều khiển chủ ý lời nói (loạn vận ngôn) và hội chứng bất lực ngôn ngữ (mất ngôn ngữ)

Loạn vận ngôn: nguyên do tổn thương não gây ra,bộ não không thể thực hiện và cung cấp các hướng dẫn chuyển động chính xác cho cơ thể. Chứng rối loạn vận ngôn hay mất điều khiển chủ ý lời nói ở trẻ (CAS) là một chứng rối loạn vận động lời nói. Trẻ bị CAS thường gặp vấn đề khi nói một số âm thanh,âm tiết và từ. Bộ não có vấn đề trong việc lên kế hoạch di chuyển các bộ phận cơ thể (môi, hàm, lưỡi) cần thiết cho lời nói. Mặc dù trẻ biết phải nói gì nhưng não bộ vẫn gặp khó khăn trong việc phối hợp các cử động cơ để nói.

Một số triệu chứng đòi hỏi trẻ cần phải được đánh giá bởi một chuyên gia về âm ngữ trị liệu có kinh nghiệm và chuyên môn về CAS 

+Không hóng hớt hay bập bẹ

+Những từ nói đầu tiên bị chậm

+ Thiếu âm chẳng hạn như không thể kết thúc một từ

+Trẻ có xu hướng sử dụng các phụ âm giống nhau

+Đôi khi trẻ tự tạo ra âm và tự tạo nên âm từ mà âm đó không cần thiết trong từ đó

+ Trẻ gặp vấn đề trong việc kết hợp âm với một khoảng dừng dài giữa 2 âm

+Khi trẻ lớn hơn trẻ cần nhiều ngôn ngữ hơn, sự nhận thức và hiểu biết của trẻ thì đã ở đó, trẻ có thể làm theo hướng dẫn nhưng không thể nói ra được

+Trẻ rất khó bắt chước lời nói và không thể làm điều đó một cách tự chủ

+Trẻ trở lên lo âu hơn khi được yêu cầu phát biểu hoặc khi được đặt câu hỏi vì nhận ra rằng mình sẽ nói khác đi

+Với CAS ngôn ngữ không lưu loát và thường nghe lõm bõm hoặc không rõ ràng

Chứng mất ngôn ngữ Aphasia: Đó là sự mất khả năng hiểu hoặc diễn đạt lời nói do tổn thương não ở các trung tâm ngôn ngữ của não. Mức độ nghiêm trọng của vấn đề thì phụ thuộc vào mức độ tổn thương và vị trí của nó trong não. Một đứa trẻ bị mất ngôn ngữ không thể sử dụng lời nói để diễn đạt ý tưởng cũng như không hiểu những gì người khác đang nói.

Mất ngôn ngữ biểu đạt là mức độ người đó có thể hiểu nhưng không thể diễn đạt được.

Mất ngôn ngữ tiếp thu là mức độ người đó không hiểu ngôn ngữ nhưng có thể tạo ra âm. Họ nói ra những câu mà không ai hiểu. Những rối loạn ngôn ngữ này có thể xảy ra do chấn thương sọ não. Chúng cũng có thể là khối u não và có thể xảy ra với bất kỳ ai. Mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào những gì đa xảy ra với não. Trẻ bị chấn thường sọ não hoặc khối u càng nhỏ thì cơ hội chữa lành càng cao. Tính khả biến của não cho phép chữa lành với sự trợ giúp của các bác sĩ chuyên khoa, những người này cùng với các nhà âm ngữ trị liệu sẽ có các công cụ có thể giải quyết các vấn đề của chứng mất ngôn ngữ Aphasia.