Skip to main content

Quá trình phát triển của ngôn ngữ viết và hai khía cạnh của viết

Quá trình phát triển của ngôn ngữ viết và hai khía cạnh của viết

Chữ viết là một nghệ thuật và là một phương tiện để giao tiếp, là văn hóa của mỗi người. Trẻ trong giai đoạn từ 0-12 tháng chưa được chuẩn bị cho việc viết. Khả năng bàn tay của trẻ chưa được chuẩn bị và đó sẽ là thất bại cho việc viết của trẻ. Hoạt động viết là một hoạt động cá nhân, thể hiện suy nghĩ cá nhân, trẻ nào có khả năng thể hiện suy nghĩ của mình trẻ đó có sức mạnh.

Trẻ học viết được thì cần phải chuẩn bị nhiều kỹ năng, phải nỗ lực không mệt mỏi và việc viết chữ được có liên quan đến vốn từ vựng của trẻ, liên quan đến nội dung, đến trí tuệ, trí nhớ và kỹ năng của đối bàn tay. Có hai khía cạnh “cơ khí kỹ thuật và trí tuệ” mà ta cần phải chuẩn bị cho trẻ vào khoảng thời gian phù hợp, trẻ sẽ bùng nổ và không hề mệt mỏi trong việc viết chữ.

Viết là một thao tác phức tạp cần được phân tích. Nó liên quan một phần đến cơ chế vận động – kỹ thuật viết và một phần liên quan đến sự suy nghĩ, một nỗ lực đích thực và sáng tạo của trí tuệ. Khi ta viết lên một cấu trúc câu ta phải suy nghĩ sau đó viết lại câu đó giống như một quá trình phân tích ngôn ngữ liên quan đến nghệ thuật: một từ thành cụm từ, một câu, một ký tự thể hiện sự suy nghĩ của chúng ta. Để sự bùng nổ có thể diễn ra ở trẻ, chúng ta cần phải thực hiện những chuẩn bị trực tiếp và gián tiếp.

Khía cạnh cơ khí kỹ thuật – chuẩn bị Gián tiếp cho đôi tay

Ba ngón tay đầu tiên (ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa) của bàn tay dùng để viết cần phải có khả năng phối hợp tốt thì ta mới có thể viết được. Yếu tố này được phát triển theo nhiều cách đến từ các hoạt động đời sống thường nhật và cảm quan. Trẻ phải phát triển khả năng chạm nhẹ nhàng, khả năng này đến từ các hoạt động với Bảng chạm và các Bảng nhẵn và bảng nhám. Có khả năng chạm nhẹ nhàng và đôi tay thư thái rất quan trọng đối với việc học viết.Trẻ có thể sử dụng lực ấn vừa phải và khả năng kiểm soát khi dò theo các đường viền. Sự chuẩn bị này đến từ hoạt động miết theo các hình dạng có trong tủ hình học, đặc biệt khi sử dụng miếng bịt mắt. Trẻ có khả năng sử dụng và kiểm soát các dụng cụ viết. Điều này đến từ công việc với các khung kim loại. Để giúp trẻ học viết, trước hết chúng ta phải tìm thấy thời điểm thích hợp nhất để ta chuẩn bị xa cho cơ chế viết chữ qua những bài tập về giác quan đi kèm với các động tác tinh tế của bàn tay và chúng phải thật hấp dẫn để có thể khiến trẻ hoạt động lặp đi lặp lại nhiều lần. Bàn tay của trẻ phải có khả năng cầm dụng cụ viết chữ trong các ngón tay của nó, một cây bút lông hay một cây bút chì và trẻ có thể nhẹ nhàng điều khiển nó để tạo nên những đường nét nhất định, không những đòi hỏi cử động của ba ngón tay để cầm nắm mà cần phải có sự phối hợp của cả bàn tay phải lướt nhẹ trên mặt phẳng đang viết. Những bàn tay thiếu sự phối hợp cử động nhịp nhàng thì không thể thực hiện những ký hiệu chính xác như những ký tự của bộ chữ cái.Và để thực hiện được chỉ có thể thực hiện được với bàn tay đã có khả năng tự điều khiển một cách vững vàng – một bàn tay chịu sự điều khiển của ý chí, chính vì vậy ta phải chuẩn bị cho bàn tay của trẻ và đây là một sự chuẩn bị gián tiếp thông qua các bài tập thực hành cuộc sống; những bài tập trong phần cảm quan cách mà trẻ đưa tay theo các hướng khác nhau và luôn lặp lại cùng các thao tác, đó là cách trẻ đang chuẩn bị một cách vô thức để viết.

Ví dụ việc trẻ nhấc các hình trụ ra khỏi bộ inset bằng cách cầm nắm lấy cái núm bằng 3 ngón tay có cùng kích cỡ của một cây bút chì; hay cách trẻ làm việc với bộ giáo cụ thô nhám, trẻ sẽ đưa tay miết nhẹ nhàng để cảm nhận xúc giác ở các đầu ngón tay cũng giống như cách trẻ sẽ cảm nhận được khi chụm tay cầm bút để viết; các khung sắt giúp trẻ kỹ năng viết cơ khí; bộ tháp hồng, thang nâu giúp trẻ có khái niệm về không gian; tủ hình học – hình lá giúp trẻ phát triển vận động của các ngón tay….

Những bài tập này làm phát triển tốt hơn khả năng phối hợp các kỹ năng, sự phối hợp tay mắt, những khả năng khéo léo của đôi bàn tay trẻ. Khi trẻ làm việc với các giáo cụ, trẻ sẽ biết cách viết chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, giúp trẻ có khái niệm về khoảng cách trong không gian; giúp trẻ có khái niệm về phần đầu và phần cuối. Thông qua các hoạt động trên sẽ giúp trẻ cầm nắm được cây bút để viết chữ.

Khía cạnh cơ khí kỹ thuật – chuẩn bị Trực tiếp

Để giúp trẻ học viết trẻ cần phải có sự chuẩn bị trực tiếp thông qua các hoạt động với giáo cụ, trẻ cần nắm được công cụ để viết, vẽ. Để khuyến khích trẻ yêu thích tô kín các hình thể được viền sẵn bằng bút chì màu ta chuẩn bị cho trẻ các hình inset bằng sắt, trẻ sẽ vẽ đường viền của các hình học và bộ giáo cụ khung sắt hướng dẫn trẻ tô màu; các vạch sọc ngang và vạch kẻ đứng giúp trẻ không chán nản khi trẻ hoạt động và sản phẩm của trẻ được gọi là “Nghệ thuật inset” đây là một cách vẽ sơ khai hay một thao tác đến trước việc vẽ và viết chữ.

Các bộ chữ giấy nhám

Giúp trẻ đồ nét chữ và ghi nhớ nét chữ trong đầu, trí nhớ qua các hoạt động cơ bắp, trẻ sẽ dùng tay dò theo các ký hiệu này, sẽ đồ các nét chữ giống như chúng ta đang viết. Bằng cách này các cử động của bàn tay và cánh tay sẽ tạo ra một dấu hiệu mà mắt trẻ có cơ hội để nhìn. Và chữ mà trẻ sờ và nhìn thấy sẽ được ghi nhớ bằng thị giác và xúc giác – trí nhớ cơ bắp và trẻ sẽ tái tạo lại việc đó để trẻ không biết là trẻ đang học viết chữ. Chính việc dò tay theo chữ nhám sẽ giúp trẻ liên kết âm thanh và ký hiệu của từng nét chữ, từ đó trẻ sáng tạo ra chữ viết trên giấy. Học cụ chữ nhám sẽ chuẩn bị trực tiếp cho kỹ năng viết chữ, kích thích trẻ hoạt động với ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ.