Lễ nghĩa là gì?
Lễ nghĩa được định nghĩa đơn giản là “hành vi cư xử chuẩn mực thể hiện sự tôn trọng hoặc thấu hiểu người khác. Lễ nghĩa là sự tử tế, chu đáo, rộng lượng luôn đặt mình đứng thứ hai, đứng sau người khác, khiêm tốn, tôn trọng và lịch sự. “
Grace bắt nguồn từ Gratia trong tiếng Latinh có nghĩa là “sự hấp dẫn, thiện ý, biết ơn”. Thông qua các bài học về chữ lễ chúng ta thấm nhuần các giá trị của sự tôn trọng, chính trực, dũng cảm và nhân ái, chúng ta trang bị cho trẻ cả cuộc đời, khi chúng ta nói về giáo dục trẻ thông qua các bài học lễ nghĩa, chúng ta mong muốn hướng dẫn trẻ cách di chuyển không làm phiền, ý thức về các chuyển động của chính mình. Trong ngôi nhà trẻ thơ giáo viên 3-6 nói với trẻ “Cô sẽ chỉ cho con cách chúng ta đi nhé” và làm mẫu sự cẩn trọng, sự chú tâm, sự chính xác và làm chủ chuyển động. Tương tự như khi chúng ta chỉ cho em bé cách đặt ghế xuống một cách yên lặng, cách bưng một cái khay, cách đóng một cái cửa, cách đẩy một cái ghế vào bàn khi đứng lên… những bài trình bày và những bài học này được thực hiện lặng lẽ, chỉ cho trẻ cách làm việc trong bối cảnh xã hội của một cộng đồng.
Tạo ra một nền văn hóa có lễ nghĩa bắt đầu từ những lời giới thiệu chào hỏi, đây là cách chúng ta bắt đầu tạo một mối quan hệ, chúng ta luôn nhìn vào mắt người đối diện khi chào hỏi, luôn tặng cho em bé, cho người lớn tuổi, cho những người khác nụ cười tươi và nếu bắt tay hãy bắt tay một cách chắc chắn. Món quà tuyệt vời nhất mà chúng ta có thể tặng cho người khác là nhớ tên của họ. Duyên dáng và lịch thiệp dẫn đến một cộng đồng bình thường hóa. Bình thường hóa là điểm đến không phải điểm khởi hành. Quan trọng nhất nó bắt đầu từ chính chúng ta những người lớn trong môi trường của trẻ.
Trẻ em sinh ra để vận động những gì chúng ta mong muốn hướng dẫn trẻ là làm thế nào để chuyển động cẩn trọng hơn, chú tâm hơn và kiểm soát được chuyển động của mình hoặc chuyển động một cách nhẹ nhàng hoặc là chuyển động một cách uyển chuyển. Khi trẻ em có thể học cách di chuyển một cách uyển chuyển các em sẽ phát triển sự tự tin và đĩnh đạc. Hãy giúp trẻ để trẻ có thể biến những điều tầm thường thành một dạng nghệ thuật.
Nếu chúng ta muốn xây dựng một nền văn hóa trọng chữ lễ thì điều đó bắt nguồn từ chính chúng ta.mỗi chúng ta liệu đã có những đặc điểm của sự bình thường hóa như phong thái đĩnh đạc, chu đáo, tự giác, nội tâm ôn hòa không? Nếu ngôi trường của chúng ta hướng đến những đứa trẻ vượt bậc thì chúng ta phải liên tục vươn tới những giá trị cao hơn của chúng ta.
Montessori không chỉ là một phương pháp giáo dục, đó là một sự chuẩn bị cho cuốc sống, là một cách sống một cuộc sống trọn vẹn nhất. Nó không che chở cho các em bé khỏi những khó khăn thử thách của cuộc sống mà là chuẩn bị cho trẻ có thể đối phó với thử thách một cách lịch sự và vẫn giữ được phẩm cách của mình. Montessori giúp chúng ta chuyển hóa bản thân. Chúng ta biết rằng mọi thứ chúng ta làm là vì trẻ. Nên trên mỗi hành trình, chúng ta hãy mang theo một chiếc bình khất thực, tất cả những gì có trong bình của ta đều là một món quà từ vũ trụ có tốt và xấu. Hành động của chúng ta xin thể hiện lòng biết ơn đến tất cả. Biết ơn cuộc đời, biết ơn Qúy phụ huynh của chúng ta đã cho ta cơ hội để chúng ta được làm nghề một cách nghiêm túc; biết ơn các em bé của chúng ta đã luôn rộng lượng, tử tế và thân thiện với lỗi lầm của chúng ta để ta có cơ hội sửa sai…
Trong những năm qua xã hội đã thay đổi to lớn về chuẩn mực ứng xử. Thời đại đã thay đổi và điều này khiến cho công việc của chúng ta (Những người làm giáo dục) trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Trẻ em hấp thụ một cách tự nhiên những gì có trong môi trường và những gì chúng đang quan sát hàng ngày. Ngày nay người lớn luôn gắn liền với Iphone, Ipad hoặc máy tính của mình. Có những gia đình ăn tối với nhau và những thành viên này không nói chuyện với nhau, không nhìn nhau tất cả đều chăm chú vào điện thoại. Trong trường học, chúng ta hướng dẫn các em bé của chúng ta cách dọn dẹp bàn ăn và được khuyến khích nói chuyện lịch sự với nhau.
Ngày nay, xã hội và gia đình đang xung đột. Nó giống như thể tất cả đã bước vào cùng một vòng đu quay và không biết làm thế nào để bước xuống. Giống như máy tính, Fax, email, điện thoại thông minh, máy tính bảng…vòng quay ngày càng nhanh hơn nữa, chúng ta có thể quyết định một lựa chọn khác, chúng ta giảm tốc độ, bước ra khỏi vòng quay và hít thở. Ngôi trường của chúng ta cung cấp cho ta một nơi ẩn náu, một nơi thiêng liêng, đẹp đẽ, bình yên và có lợi cho tất cả mối quan hệ hài hòa.
Bà Maria Montessori đã nói “những người thầy chỉ có thể giúp đỡ công việc vĩ đại đang thực hiện như những người hầu phụng sự người chủ. Làm được như vậy họ sẽ chứng kiến sự khai mở tâm hồn của con người và sự trỗi dậy của một “con người mới” người sẽ không phải là nạn nhân của những sự biến cố, nhưng sẽ có tầm nhìn sáng suốt để định hướng và định hình tương lai của xã hội loài người”.